Forum của lớp B3Nh3-Cao Đẳng CNBH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Forum Của lớp B3NH3
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 sự khác nhau giữa cover và đạo nhạc

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 348
Join date : 21/09/2010
Age : 33
Đến từ : Cẩm Phả Quảng Ninh

sự khác nhau giữa cover và đạo nhạc  Empty
Bài gửiTiêu đề: sự khác nhau giữa cover và đạo nhạc    sự khác nhau giữa cover và đạo nhạc  Icon_minitimeMon Oct 25, 2010 6:47 pm

sự khác nhau giữa cover và đạo nhạc

Tình cờ đọc được bài này trên zing forum

Trích nguyên văn từ topic " sự khác nhau giữa cover và đạo nhạc " từ website windy2305.com
Trích:

Hôm nay có dịp tôi lại được lang thang trên con đường mà tôi rất thích. Để được lãng đãng nhìn theo những áng mây, để được ngắm người ta qua lại, trò chuyện với nhau, để thảnh thơi ăn hết 1 que kem đang dần tan chảy, và để làm nhiều thứ khác nữa mà khi ngồi không tôi lại chẳng làm được gì. Và trong cả đống việc mà tôi phải làm khi dạo chơi đó, lại là suy nghĩ, suy nghĩ về những gì mà tôi vừa tranh luận với bạn bè mình -Sự khác biệt giữa Cover và đạo nhạc.

Là một nhạc sỹ, ca sỹ có thể không biết nhạc cũng chẳng sao. Cái chính là phải có cái tâm để yêu nhạc. Tự trong tâm ngân nga những điệu nhạc vẫn còn hơn là dùng tay viết ra, hay dùng miệng thốt lên những nốt sáo rỗng. Yêu nhạc ở đây không có nghĩa là yêu nhạc của mình mà còn là yêu luôn những âm điệu của người khác. Yêu nhạc ở đây không có nghĩa là quý trọng nhạc của mình mà còn là quý trọng luôn những ca khúc của người khác. Yêu nhạc để mình không tự mình phụ đi cái tôi của một người yêu nhạc.

Nếu bạn là một nhà báo, bạn có thể không giỏi văn cũng chẳng sao. Cái chính là phải có cái công tâm của một người làm báo. Khi công tâm, con người ta sẽ tự nhìn thấy cái nào đúng và sai. Khi công tâm, con người ta sẽ bỏ mặt đi những chiêu thức câu khách, những dối lừa sân si của bản thân để trọn vẹn theo đuổi cái đúng. Một nhà báo có thể không qua bất cứ trường lớp báo chí, nhưng tuyệt đối phải qua 5 năm học Đạo Đức ở cấp một. Đạo Đức để phân biệt đúng sai. Phân biệt đúng sai để biết ý kiến nào nên nói và ý kiến nào nên giữ im lặng.

Tôi rất thích nghe nhạc, đặc biệt là nhạc Việt. Có những nhạc sỹ tôi biết, họ rất giỏi về âm nhạc và tôi rất kính trọng họ. Kiến thức âm nhạc giữa tôi và họ như vực Mariana và đỉnh núi Everest. Vì nói thế nào đi nữa, tôi cũng chỉ là một kẻ ngoại đạo dạo chơi đầy nghiệp dư và tất cả những gì về chuyên môn âm nhạc của tôi là con số không. Còn họ, có người như những hàng đại thụ của nền âm nhạc, là những quyển sách âm nhạc dày sụ tôi đọc có khi cả đời này cũng chẳng hết. Nhưng ở họ, bao nhiêu có đủ cái tâm để yêu nhạc và thấy được sự xúc phạm bài hát của người khác là đớn đau cho ca khúc của mình? Nhưng ở họ, bao nhiêu phân biệt được tính ganh đua trong nghề nghiệp khác lắm cái tính ganh ghét và đố kị?

Nói thế, không có nghĩa là tất cả đều thế. Vẫn còn đấy những đốm sáng trên bầu trời tối đen. Một cây đũa hỏng thì không thể đem vứt hết cả nắm đũa...

Chỉ là bỗng dưng tôi suy nghĩ mọi thứ và thất vọng. Vì nếu mà nói ra, tôi là người không thể nói gì ai và dẫn dắt ai với cái đầu bé nhỏ của mình, nên chỉ còn biết cách nói lên những suy nghĩ của mình mà thôi. Hy vọng người yêu nhạc sẽ yêu đúng hướng và đúng cách.
Tại sao bỗng dưng tôi lại suy nghĩ về vấn đề như vậy. Nói đúng ra thì nó chẳng liên quan gì nhiều đến tôi. Nhưng với cái tâm của người yêu nhạc, tôi không cho phép mình trả giá quá thấp cho những dòng nhạc mà tôi đang cảm thụ.

Một tác giả trẻ đã tâm sự trong blog thế này : "Sáng tác với mình cũng chỉ như vẽ một bức tranh, viết một câu truyện, làm một bài thơ, hay viết những dòng entry,... tất cả là những tâm sự, những kỹ niệm. Tất cả là những thứ mà mình trân trọng và muốn cùng mọi người sẻ chia nó. Thế rồi bỗng dưng mọi thứ xãy ra, một trong những đứa con tinh thần đó lại bị đem ra mổ xẻ và mình - cha mẹ của đứa con đó lại phải tìm mọi thứ, lục mọi hồ sơ, giấy tờ, nhân thân,... Tìm kiếm tất cả, để chỉ làm mỗi một việc là CHỨNG MINH NHỮNG GÌ CỦA MÌNH LÀ CỦA MÌNH. Cảm giác sao khôi hài nhưng chẳng thể cười nổi nữa rồi..." Nghe thật sự rất chua chát, rất đắng cay.

Khi tôi hỏi vài người bạn như vầy: " Bạn nghĩ sao về cover và đạo nhạc?" Thường thì tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu. Phải chăng suy nghĩ của tôi qua sâu xa hay khả năng thường thức âm nhạc của bạn tôi quá nông cạn? Chắc chỉ là do cảm nhận của mỗi người. "Đạo nhạc là lấy nguyên một bài hoặc một đoạn nhạc của người khác,cho vào bài nhạc của mình mà không được sự cho phép của người sáng tác. Ngay cả việc lấy tiết tấu bài hát người khác làm hòa âm cho bài hát của mình mà không xin phép cũng là đạo nhạc." - Đó là những thông tin tôi search được trên google. Còn cover? Theo tôi được biết thì trong âm nhạc, cover có sáng tạo là hình thức "một ăn một thua". Nếu làm mới lại ca khúc gốc và được chấp thuận, bạn sẽ chiến thắng. Ngược lại, bạn là kẻ phá hoại. Không nhiều nghệ sĩ có khả năng cover thành công là vậy. Sự thỏa mãn, chấp thuận là nằm ở gu nhạc của từng khán giả. Ít ai biết rằng, hit đỉnh cao trong sự nghiệp gần 30 năm của diva Whiney Houston là một ca khúc cover. Hay Without You đã là một ca khúc cover của hơn 180 nghệ sĩ khác nhau, trong đó có những ban nhạc/ca sĩ nổi tiếng như Air Supplyhay Harry Nilson. Còn chưa kể đến thời điểm trước năm 1993, không ai nghĩ rằng phiên bản cover The Power Of Love của một nữ ca sĩ gần như vô danh - Celine Dion lại đánh bại bài hát gốc vốn đã rất đình đảm.

Có những người lầm lẫn giữa phân biệt cát và bụi. Có thể khi nhìn xa kích thước chúng như nhau. Có thể khi lấy tay phủi đi thì chúng cũng chỉ như nhau. Nhưng khi cát bay vào mắt thì rát đau hơn bụi rất nhiều lần! Cát - bụi nó cũng giống như cái sự khác biệt chênh vênh giữa cover và đạo nhạc vậy. Do am hiểu không nhiều về âm nhạc quốc tế nên tôi đành lấy một số ca khúc Việt Nam đơn cử vậy nhé! Là ca khúc " Anh ấy vẫn chưa hiểu " của nhóm nhạc nữ nổi tiếng S.H.E.. Việt Nam có 3 bài giống hệt là " Làm sao quên anh "- Hải Băng ( do Nhật Bảo viết lời ) , " Giấc mơ buồn như lá thu " - Thủy Tinh band ( do Nguyễn Hải Phong viết lời ) và "Quên "- noo Phước Thịnh ( Phúc Trường sáng tác ). Nhiều người nghe nhạc vẫn lầm tưởng cả 3 ca khúc này đều là những tác phẩm Nhạc ngoại lời Việt nhưng nếu chú ý hơn, với cái khó tính của người nghe nhạc, thì bạn dễ dàng nhận ra 2 ca khúc do ca sĩ Hải Băng và Thủy Tinh Band thể hiện là cover, trong khi đó bài " Quên " do Noo trình bày lại là 1 ca khúc đạo nhạc. Lỗi ở đây có lẽ vừa là do ở người viết lời, cũng có thể là do cả người ca sĩ thể hiện. Ở họ đều không có sự công tâm của người làm nhạc. Nhạc ngoại lời Việt thì đã có đó, nhạc Việt đạo nhạc Việt thì càng dễ thấy hơn. Đơn cử là bài : Đánh Thức - Tuấn Hưng, Hải Âu do Phúc Trường sáng tác thì đạo bài Cứ Ngủ Say - Nguyễn Hải Phong, Phương Linh ( cái này ít người để ý, nhưng nếu nghe kỹ sẽ thấy ngay ).

Đôi khi tôi lại nghĩ: "Tiền có thể giúp người ta TỒN TẠI, nhưng để SỐNG, họ cần có cái tâm."

Coi trọng tiền bạc là một việc tốt.

Vì khi con người ta đặt nặng vấn đề tiền bạc lên đầu, họ sẽ biết cách cố gắng làm thế nào để có được nó. Cố gắng luôn là một việc tốt. Biết cố gắng là đã được 50% hy vọng thắng thế. Cho nên tôi vẫn tôn trọng những người đề cao tiền bạc trong công việc, có thể vì tính sòng phẳng của họ, có thể vì tính rõ ràng trong mọi thứ của họ,...

Coi trọng nhân cách là một việc tốt.

Cái này thì khỏi bàn bạc nhiều. Những người biết coi trọng nhân cách của mình, không làm gian, không làm trái, không phản thầy đá bạn, không cướp giật của người khác,... thì hẳn ra là một người có đủ dân trí. Dân trí ở đây không phải là học lực. Có người bắt cướp chỉ từng vài năm đến trường, và cũng có những đứa học hết đại học vẫn đi cướp được. Vì thế, theo tôi, người đủ dân trí là những người có đủ nhân cách để cho người đối diện phải nhìn nhận mình là một người có đủ văn hóa từ trong suy nghĩ.
Không quan trọng tiền bạc cũng là một việc tốt.

Tại sao? Vì khi bạn đặt đủ cái tâm vào một việc làm, thì có khi bạn sẽ không còn bị vấn đề tiền bạc chi phối mình. Khi đấy, bạn sẽ có thể đặt cao cái nhân cách của mình lên trong mọi công việc của bản thân. Lưu ý rằng không quan trọng tiền bạc không có nghĩa là "không cần tiền bạc", mà chỉ là tiền bạc không phải là thứ quan trọng nhất đối với họ. Tôi cũng rất quý trọng những người này, nhất là những con người theo nghệ thuật, vì khi đó nó làm tôi thấy đủ được cái nhân cách của một người nghệ sĩ đủ mạnh mẽ để không thể bị tiền bạc mua rẻ.

Nhưng không quan trọng nhân cách của mình là một điều xấu.

Đây là những hành động mà bản thân tôi rất là không thích ở một người nghệ sĩ và cả một người bình thường như bất cứ bao người: lừa thầy phản bạn bán anh em, cướp giật, vô văn hóa không biết lớn nhỏ,... Vì sao họ làm thế? Vì nhân cách của họ quá kém để làm khác đi. Vì danh dự của họ là thứ cuối cùng họ nhớ đến. Không thích, tôi hoàn toàn dị ứng với những người như thế. Những người vô tình làm rẻ họ đi, những người làm công dạy dỗ sinh dưỡng là thành vô nghĩa. Họ làm nghèo cho đất nước về tài sản lẫn văn hóa. Đối với tôi, những người xem rẻ nhân cách của mình không phải là một con người đúng nghĩa. Vì sao? Vì "nhân" là người, "cách" là tính cách; Một con người không có tính cách của một con người thì sao có thể được gọi là con người?

Hôm nay là một ngày tôi phải suy nghĩ rất nhiều về nhân cách của một con người. Nhưng con đường thành phố không đủ dài để tôi đủ thời gian suy nghĩ về nó.

Cảm giác tư cách bị bán rẻ đứa con tinh thần của những tác giả những nhạc sĩ quả thật chẳng vui vẻ gì. Nhưng biết sao được, bị cướp là bị giật mất mà!?

Cảm giác bị đặt điều và xúc phạm càng chẳng thể cười nổi. Rồi mãi cứ mãi giành giật những thứ đáng ra là của mình. Nhưng biết sao được, mong chờ một con người không đúng nghĩa suy nghĩ và thực hiện những hành động của một con người thực là một điều không tưởng.

Như ở tận trong tâm của một người yêu nhạc say đắm, yêu nhạc cuồng dại và yêu nhạc hơn yêu chính cả bản thân mình nhưng lại chẳng biết tí chút gì về nhạc như tôi, và với những suy nghĩ non nớt của mình, tôi không thấy đáng ghét với những tác giả và ca sĩ trẻ hiện nay - những người đang vô tình hay có chủ ý về việc lấy cắp âm nhạc của người khác làm của riêng cho mình, mà ngược lại tôi đang đáng thương cho họ. Chính họ lại đang tự hại mình, tự biến mình trở thành một " đạo chích " và làm mất đi cái đạo đức mà bao năm ngồi trên ghế nhà trường đã tạo dựng nên. Nhiều người hay bảo tôi quá khó, nhạc nào cũng là nhạc, chỉ đưa vào tai, nghe và thế là được. Có lẽ thế cũng được, nhưng tâm của tôi lại không cho phép điều đó. Nói ra những điều này ắt hẳn nhiều người sẽ lầm tưởng tôi - 1 cô bé vừa tròn 18 tuổi với một cụ bà 81 tuổi không chừng. Đã đến lúc thay màu cho V-Pop. Nhưng thay được hay không là còn phụ thuộc vào bản thân của mỗi con người. Không là nghĩa vụ của 1 riêng ai. Mà là tất cả chúng ta. Những người đang thừa hưởng những tinh hoa của âm nhạc Việt.
Về Đầu Trang Go down
https://b3nh3.forumvi.com
 
sự khác nhau giữa cover và đạo nhạc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tại Sao Yêu Nhau Không Đến Đc Với Nhau
» Bay Giữa Ngân Hà-remix
» 8 tiếng lơ lửng trên giữa trời
» Nếu Bỗng Chúng Ta Chán Nhau
» Ngàn Lần Khắc Tên Em-remix

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum của lớp B3Nh3-Cao Đẳng CNBH :: Góc học tập :: (¯`•.º-:¦:* NGÔI NHÀ CHUNG *-:¦:-º.·´¯) :: Đọc Báo Cùng Tôi-
Chuyển đến